Bạn biết đấy, trong thế giới hiện đại, thuyết trình được xem là một kỹ năng “sống còn”. Thuyết trình không chỉ phổ biến trong các cuộc họp công ty, gặp gỡ đối tác mà còn được dùng như một phương tiện để “tiếp thị” bản thân trong mắt nhà tuyển dụng.

Người khác có thể nhận ra mức độ tự tin, thái độ làm việc, cũng như sự am hiểu của một người thông qua cách họ thuyết trình.

Hầu hết mọi người trong chúng ta, dù đã diễn thuyết trước đám đông nhiều hay ít cũng sẽ cảm thấy một chút hồi hộp, lo lắng trong mỗi dịp phải thuyết nói. Tâm lý này rất bình thường nhưng nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của buổi thuyết trình. Vậy làm thế nào để loại bỏ những cảm xúc tiêu cực và tự tin hơn khi nói? 6 bước chuẩn bị dưới đây sẽ là chìa khóa đưa bạn đến thành công.

? Bước 1: Ức chế sự lo lắng

aid1442402-900px-Reduce-Your-Speech-Anxiety-Step-1-Version-2

1. Viết ra nỗi lo lắng và tìm cách “xử lý” chúng

Biết rõ nỗi sợ hãi của mình bắt nguồn từ đâu là rất quan trọng. Khi đó bạn có thể đưa ra những cách giải quyết nhắm thẳng vào vấn đề đang tồn tại thay vì hoảng loạn mà không biết phải xử lý ra sao.

Hãy suy nghĩ về câu hỏi “Vì sao mình lại lo lắng cho bài thuyết trình này?” rồi viết những nỗi lo ra giấy, bạn sẽ thấy giải quyết chúng đơn giản hơn bạn nghĩ. Ví dụ: nếu bạn sợ đưa thông tin sai thì hãy đầu tư công sức nghiên cứu thêm các tài liệu; còn nếu bạn sợ mình sẽ quên các nội dung định trình bày, thì bạn cần nỗ lực học thuộc và diễn tập thêm nữa.

2. Chặn đứng dòng suy nghĩ tiêu cực

Đôi khi sự lo lắng bắt nguồn từ những suy nghĩ tiêu cực và mông lung của chúng ta. Trước một sự kiện trọng đại, trong đầu bạn có lẽ nảy ra nhiều suy nghĩ tiêu cực, sợ rằng mình làm không tốt, sợ mọi người sẽ chê cười mình.

Ngay khi những suy nghĩ đó bắt đầu, thay vì chạy theo mạch suy nghĩ này, hãy cố gắng dừng chúng lại và nghĩ về việc làm thế nào để thuyết trình hiệu quả hơn, giúp người nghe tiếp thu thông tin tốt hơn. Khi bạn đặt mình vào vị trí người nghe thay vì bản thân mình, những suy nghĩ tiêu cực của bạn sẽ giảm đi đáng kể.

3. Hiểu về bản chất của sự lo lắng

Nếu vẫn chưa làm được, bạn cũng đừng quá buồn và tự ti. Vấn đề căng thăng khi nói trước công chúng rất phổ biến, phải tới 80% dân số “run cầm cập” khi phải đứng lên thuyết trình. Một số người thì đổ mồ hôi tay, có người “tim đập chân run”. Vậy nên có hồi hộp một chút, thì cũng là lẽ thường tình. Sau mỗi một lần, bạn sẽ trưởng thành hơn, dần dần thành thục hơn và có thể vượt qua cảm giác này.

? Bước 2: Chuẩn bị cho bài thuyết trình

aid1442402-900px-Reduce-Your-Speech-Anxiety-Step-4-Version-2

1. Quản lý thời gian và xây dựng bố cục bài nói

Một trong các lý do khiến bạn nơm nớp lo sợ là việc bạn e rằng bài diễn thuyết không diễn ra một cách trơn tru, có trình tự. Hãy đưa ra một bố cục chi tiết về nội dung bài nói và đảm bảo tính logic của bài, kèm theo đó là kế hoạch phân bố thời gian cho từng phần. Bằng cách này, bạn có một cái nhìn khá rõ ràng về những gì sẽ diễn ra trên thực tế.

2. Chuẩn bị kỹ về nội dung

Bạn càng chuẩn bị kỹ bao nhiêu, bạn lại càng bớt lo lắng bấy nhiêu. Hãy nghiên cứu càng nhiều càng tốt, vì sau cùng, điều bạn nhận được không chỉ là sự tự tin khi diễn thuyết mà còn tăng đáng kể vốn kiến thức chuyên môn.

Ngoài ra, nội dung của bài diễn thuyết cũng nên mang phong cách của bạn. Đừng gượng ép bắt chước theo một khuôn mẫu nào đó nếu không, bạn sẽ chỉ đưa ra rất nhiều thông tin một cách cứng nhắc mà thôi. Bạn càng tự nhiên, thoải mái thì người nghe sẽ càng tiếp thu thông tin tốt hơn.

Thêm nữa, cách trình bày và các hiệu ứng trong slide cũng rất quan trọng, chúng thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn. Hãy đảm bảo mình không mắc những lỗi về chính tả, hay font chữ. Hãy đầu tư thời gian cho các ví dụ hoặc minh họa ngắn gọn, phù hợp với bài diễn thuyết, và khiến cho người xem thấy thú vị.

3. Tìm hiểu rõ khán giả của mình

Bạn nên có khái niệm rõ ràng về đối tượng người nghe của bài thuyết trình. Rõ ràng là thuyết nói trước mặt các “sếp” và khách hàng là hoàn toàn khác nhau. Biết rõ khán giả sẽ giúp bạn lựa chọn nội dung hoặc sử dụng ngôn ngữ phù hợp khi thuyết trình.

? Bước 3: Diễn tập một mình và trước mặt bạn bè

aid1442402-900px-Reduce-Your-Speech-Anxiety-Step-10

Trong thuyết trình, người ta không khuyến khích người nói học thuộc từng câu từng chữ, nhưng bạn cần nhớ được các phần chính, các ý kết nối cũng như các ví dụ. Một cách hay ho là hãy thử diễn tập trước gương một vài lần, sau đó điều chỉnh những chỗ “vấp” hoặc những chỗ bạn chưa thấy hợp lý.

Sau khi tập một mình, chắc hẳn bạn cũng muốn biết người khác sẽ nghĩ gì khi nghe bài thuyết trình này. Vậy hãy tìm tới bạn bè, người thân, đồng nghiệp, những người sẵn sàng lắng nghe và đưa ra lời khuyên cho bạn.

? Bước 4: Chuẩn bị về mặt hậu cần

aid1442402-900px-Reduce-Your-Speech-Anxiety-Step-12

1. Làm quen với địa điểm thuyết trình

Hãy tới nơi bạn thuyết trình để có thể hình dung rõ buổi thuyết trình sẽ diễn ra thế nào. Kiểm tra xem bạn sẽ đứng ở đâu, số lượng khán giả và phân bố trong phòng thế nào.

2. Chuẩn bị về mặt kỹ thuật

Những lỗi kỹ thuật có thể đem đến khá nhiều phiền toái và gây thêm áp lực cho bạn trong khi thuyết trình. Trước giờ phát biểu, hãy chắc chắn bạn đã kiểm tra âm thanh, hiệu ứng và các thiết bị kỹ thuật cần dùng.

Ngoài ra bạn nên giữ một danh sách đồ dùng cần chuẩn bị cho bài nói ví như bục giảng, ghế, hay micro cầm tay, hoặc các dụng cụ khác và yêu cầu các điều phối viên chuẩn bị sẵn cho mình.

? Bước 5: Chăm sóc bản thân trước buổi thuyết trình

aid1442402-900px-Reduce-Your-Speech-Anxiety-Step-16

Một cơ thể khỏe mạnh và đầu óc sảng khoái sẽ giúp đẩy lùi sự lo lắng trước buổi thuyết trình. Bạn có thể thử những cách dưới đây để giải tỏa căng thẳng trước sự kiện này.

✽ Ngủ sớm, tránh thức khuya. Ngủ sâu và đủ giấc giúp đầu óc bạn tỉnh táo, tránh việc thần kinh “căng như dây đàn”.

✽ Nạp đủ năng lượng cho buổi diễn thuyết. Bạn nên ăn nhẹ, đặc biệt nên chọn một số thực phẩm tốt cho dạ dày như chuối, sữa chua…

✽ Ăn mặc phù hợp với buổi thuyết trình. Hãy mặc đồ thoải mái nhưng cũng cần đảm bảo tính đẹp mắt và lịch sự. Mặc đồ quá bó hoặc quá rộng sẽ khiến bạn mất thời gian chỉnh sửa quần áo và làm bạn thiếu tự tin.

✽ Tập hít thở. Hít thở sâu có thể làm bạn bình tâm, giảm nhịp tim và thư giãn các cơ.

✽ Thiền: Thiền là một cách tuyệt vời để giải tỏa căng thẳng và đưa những suy nghĩ của bạn quay về với hiện tại, thay vì “lang thang” trong quá khứ hoặc tương lai. Bạn có thể thử thiền với các bước đơn giản dưới đây:

✽ Tìm một chỗ ngồi thoải mái và yên tĩnh.

✽ Thư giãn cơ thể và nhắm mắt lại.

✽ Hít vào và thở ra thật sâu, khi hít thở hãy chú ý đến hơi thở của mình.

✽ Khi tư tưởng của bạn bắt đầu nghĩ ngợi lung tung, hãy nhận ra và đừng quá quan tâm tới chúng, cứ tập trung vào hơi thở thôi.

✽ Hãy thử ngồi thư giãn thế này trong khoảng 10 phút/ ngày.

✽ Bạn cũng có thể giảm căng thẳng bằng cách đi dạo hoặc tham gia các hoạt động thể chất nhẹ nhàng khác.

? Bước 6: Bước vào buổi thuyết trình

aid1442402-900px-Reduce-Your-Speech-Anxiety-Step-24

Sau khi đã thực hiện các bước trên, hẳn bạn cũng tăng kha khá sự tự tin. Giờ là bước cuối cùng khi bạn bước vào thuyết trình thực tế.

1. Tiếp thêm sức mạnh bằng suy nghĩ tích cực

Hãy thay những suy nghĩ lo sợ trong bạn bằng suy nghĩ thoải mái, đơn giản và tích cực. Thuyết trình không phải một dịp “thử thần kinh” mà đơn giản là một dịp để bạn chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức và thể hiện quan điểm của bản thân.

2. Phát biểu rõ ràng, tự nhiên.

Một số người dù “run như cầy sấy” họ vẫn có thể giấu đi nỗi sợ vì thế mà khán giả ngồi dưới không nhận ra sự bất ổn trong tâm họ. Hãy hành động như thể bạn đang rất tự tin, thì nó cũng có tác dụng như khi bạn đang thật sự tự tin vậy. Hành động “giả vờ” này chính là một loại “thuốc chống run” rất hiệu quả.

3. Tìm những khuôn mặt thân thiện khi phát biểu

Một số người cho rằng giao tiếp bằng mắt khiến cho họ càng lo sợ hơn, thực ra không phải vậy. Trong nhiều trường hợp, những khuôn mặt vui vẻ, thân thiện phía dưới sẽ tiếp thêm năng lượng cho bạn, cho bạn cảm giác có người đang đồng hành cùng mình.

4. Bỏ qua những lỗi nhỏ

Đôi khi sự bối rối khiến bạn nói trật, lỡ lời, bạn chỉ cần thành thật sửa lại và tiếp tục bài thuyết trình của mình. Hãy có một cái nhìn khoáng đạt hơn, vì đôi khi cái “lo lắng” ấy là do bạn nghĩ nhiều quá, chứ thậm chí khán giả còn chẳng để mắt tới.

Cùng với sự chuẩn bị kỹ càng và một thái độ tích cực, bạn có thể biến nỗi lo lắng của mình thành một trạng thái tự tin hơn, cởi mở hơn. Chúc bạn vượt qua nỗi sợ và có những bài thuyết trình thành công như ý.

Theo Wikihow
Mai Hạ

Xem thêm: